Ngày 22/4, 70 bạn học sinh 2 lớp chuyên Lý và chuyên Anh đã có dịp trải nghiệm tham quan các phòng thí nghiệm ở trường Đại học Quy Nhơn. Chuyến đi đã phần nào giúp các bạn học sinh có cái nhìn thực tế và khách quan hơn về bộ môn khoa học vật lý, đem lại nhiều lợi ích cho các bạn trong quá trình học hỏi và phát triển. Nâng cao hiểu biết về các thí nghiệm, các định luật vật lý cũng như sự tân tiến, hiện đại của các dụng cụ, phòng thí nghiệm

Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên, chúng em được trải nghiệm và tìm hiểu rất nhiều kiến thức khoa học thú vị. Bên cạnh đó chúng em được làm quen với các thí nghiệm khoa học lí thú mà trước kia chúng em chỉ biết trong sách vở, trong các tài liệu khoa học.

Bài 1: (P-101): CÂN PHÂN TÍCH (ROBERVAL)

+ Giảng viên phụ trách: Thầy Bùi Quang Bình.

+ Giới thiệu cân phân tích.

+ Giới thiệu sơ lược các hệ thí nghiệm tại P.101 (Nhiệt hóa hơi, nhiệt dung riêng, cân thủy tinh…)

+ Trải nghiệm: biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cân Roberval, và cách thức dùng cân để đo khối lượng một vật, cũng như tìm hiểu sơ lược về nhiệt hóa hơi, nhiệt dung riêng của một số chất và cân thủy tinh…


Bài 2: (P-102): HỆ SỐ NHỚT CỦA CHẤT LỎNG

+ Giảng viên phụ trách: Thầy Nguyễn Ngọc Khoa Trường.

+ Giới thiệu sơ lược các hệ thí nghiệm tại P-102 (va chạm, cức căng mặt ngoài, giãn nở vì nhiệt chất

rắn + lỏng, Định luật nhiệt,…)

+ Trải nghiệm: Biết được khái niệm hệ số nhớt của chất lỏng, cách tính hệ số nhớt trong vật lý cũng như ý nghĩa và ứng dụng. Tìm hiểu về va chạm đàn hồi, va chạm mềm, sự giãn nở vì nhiệt của một số chất rắn, lỏng…


Bài 3: (P-112): NHIỄU XẠ TIA X TRÊN TINH THỂ

+ Giảng viên: Thầy Hoàng Nhật Hiếu.

+ Giới thiệu bài nhiễu xạ tia X.

+ Giới thiệu các thiết bị P-112.

+ Trải nghiệm:

  • Tìm hiểu khái niệm nhiễu xạ tia, nguyên lý nhiễu xạ, cách tính cường độ nhiễu xạ, tiếp cận và quan sát hệ thống máy thực nhiễu xạ tia X trên tinh thể
  • Tìm hiểu về triển vọng phát triển của năng lượng hydro trong tương lai thay thế cho xăng dầu.

Bài 4: (P-Officel + 313): MẠCH CẦU CÂN BẰNG

+ Giảng viên: Thầy Nguyễn Văn Nghĩa.

+ Giới thiệu bài thí nghiệm mạch cầu cân bằng.

+ Giới thiệu sơ lược hệ thí nghiệm vật lý chất rắn. +Trải nghiệm: Tìm hiểu về nguyên lý mạch cầu cân bằng, các thiết bị thành phần của một mạch cầu cân bằng, quan sát lắp mạch cầu cân bằng và tự tiến hành lắp ráp mạch cầu cân bằng.


Bài 5: KÍNH THIÊN VĂN

+ Giảng viên: cô Lê Thị Thảo Viễn.

+ Giới thiệu 02 loại kính thiên văn.

+ Học sinh đư hướng dẫn sử dụng kính thiên văn.

+Trải nghiệm:

  • Hiểu được lý thuyết về các thấu kỉnh, ảnh của vật qua thấu kính.
  • Quan sát ảnh qua kính thiên văn khúc xạ để nhìn các vật ở xa.
  • Quan sát ảnh qua kính thiên văn khúc xạ và kính thiên văn phản xạ để so sánh sự giống và khác nhau của ảnh quan sát được.

Tác giả: Quách Minh Thùy, học sinh lớp 11 chuyên Lý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *