“Những ngày tuổi trẻ tưởng dài rộng mênh mông nhưng kỳ thực lại rất hữu hạn, ngắn ngũi. Nên nếu bạn còn trẻ, hãy học cách để biến tuổi trẻ của bạn thành vô giá.”– Trích từ sách Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu.
Thật vậy, tuổi trẻ của chúng ta không có gì ngoài sự nhiệt huyết và một trái tim cháy bỏng hết mình với những trải nghiệm mới. Chuyến đi trải nghiệm vừa rồi của lớp 10L đến càng làng nghề truyền thống của Bình Định như: làng nghề bún song thằn, làng nghề nón ngựa Phú Gia và Từ đường Đào Tấn đã mang đến cho chúng em thêm những trải nghiệm mới và nhiều kỉ niệm sâu sắc. Đây cũng là cơ hội quý báu để chúng em có thể cảm nhận được những nét đẹp lao động và sự bền bỉ của người dân quê mình.
Làng nghề bún An Thái (An Nhơn, Bình Định).
Địa điểm đầu tiên mà chúng em được ghé thăm đó là làng nghề bún song thằn nằm bên cạnh sông Côn, cách thành phố Quy Nhơn 34km. Làng nghề bún song thằn An Thái toạ lạc tại làng An Thái (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn). Nơi đây lưu giữ một nét đẹp truyền thống độc đáo trong ẩm thực của Bình Định. Chạy dọc thị tứ An Thái là Sông Côn có bãi cát vàng rộng to, nước sông trong ngần và đó là điều kiện rất tốt cho nghề làm bún và bánh tráng phát triển. Làng nghề An Thái hiện nay có các loại như: bún số 8, bún gạo vắt tròn, bún dong (bún củ chuối), bún gạo giả mỳ, bún bột mì ta, bánh phở, và đặc biệt nổi tiếng hơn cả là bún song thằn làm từ bột đậu xanh nguyên chất.
Bún song thằn được dân gian gọi là “bún Tiến Vua”. Tên gọi bún song thằn bắt nguồn từ cách làm bún. Khi sản xuất bún, người thợ thường bắt những sợi bún thành từng đôi một với chiều dài nhất định trông như những sợi dây (“hai”: song; “dây”: thằn). Bún song thằn được được làm từ bột đậu xanh nguyên chất, không pha trộn với cất cứ loại bột nào khác, không sử dụng chất phụ gia vì thế mà bún có hương vị thơm ngon, mang giá trị dinh dưỡng cao và rất tốt cho sức khỏe. được ra đời là do cách làm vô cùng độc đáo của loại bún này. Những sợi bún sau khi được làm ra thì cần phải có kết cấu dẻo dai, không quá khô cũng không quá ướt, điều này đòi hỏi một tay nghề rất chuyên nghiệp của những nghệ nhân làm bún.
Làng nghề nón ngựa Phú Gia (Phù Cát, Bình Định)
Địa điểm tiếp theo mà chúng em được ghé thăm đó chính là làng nón ngựa Phú Gia thuộc thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát. Giữa nhịp sống hối hả của thành thị, làng nón ngựa Phú Gia tồn tại với gần 400 năm tuổi nghề chính là tạo ra những chiếc nón ngựa độc đáo. Nón ngựa là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, đậm đà bản sắc văn hóa Bình Định.
Những chiếc nón ngựa mang hình dáng độc đáo và được trang trí với đa dạng hoa văn (hình vẽ Long-Lân-Quy-Phụng,… ) dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân Đỗ Văn Lan. Nghề làm nón này đã được truyền truyền 4 đời và nghệ nhân Đỗ Văn Lan cũng đã có 60 năm trong nghề làm nón. Em đã được chứng kiến thấy các nghệ nhân tỉ mỉ từng công đoạn, chi tiết và dành hết những tình yêu thương mà họ dành nghề để làm ra một chiếc nón lá xinh xắn với biết bao nhiêu thế hệ cha ông ta. Chính điều đó đã giúp cho chúng em cảm thấy được sự kì công và tâm huyết của các nghệ nhân trong từng chiếc nón. Tinh thần lao động hăng say, sự kiên trì và sự gắn kết các thế hệ đã giúp cho người dân nơi đây có bảo tồn được loại hình di sản vô vùng đặc sắc này.
Từ đường Đào Tấn
Đào Tấn (1845 – 1907) từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình dưới thời chúa Nguyễn trong thời gian dài, ông là vị quan nhân đạo, thanh liêm, chính trực. Cùng với đó ông còn là một danh sĩ, nhà soạn tuồng xuất sắc nhất Việt Nam thế kỷ XIX. Đào Tấn không chỉ là nhà soạn tuồng lỗi lạc mà ông còn là một đạo diễn nhiệt thành với nghệ thuật hát bội. Nhờ ông, hát bội Bình Định có một thời cực thịnh. Ông cùng với Đào Duy Từ được giới nghệ sĩ hát bội Bình Định tôn là Tổ nghề.
Với sự nỗ lực và tâm huyết, ông đã để lại cho hậu thế hơn 40 vở tuồng và sáng tác hơn 1000 bài thơ, từ, tản văn và liễn đối và hơn cả là nghệ thuật hát tuồng. Một số vở tuồng tiêu biểu của ông và vẫn còn diễn tới ngày nay như: Tam nữ đồ vương, San Hậu, Đào Phi Phụng,…
Chuyến đi đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về ý nghĩa, lịch sử hình thành và đặc trưng nổi bậc của các làng nghề truyền thống và tinh thần đoàn kết của người dân Bình Định.
Tác giả: Ngô Thanh Tùng – học sinh lớp 10L