Vào ngày 30/10/2022 tại Thành phố Đà nẵng, Microsoft Việt Nam đã tổ chức diễn đàn “Đổi mới sáng tạo Giáo dục Việt Nam trên nền tảng công nghệ thông tin 2022 – 2023” (Education Exchange Vietnam – viết tắt E2 Việt Nam) – sân chơi do Microsoft Việt Nam tổ chức hằng năm với sự đồng hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo – đã chính thức được phát động nhằm thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trong giáo dục, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy học và quản lý nhà trường.

Hiện nay, giáo dục đào tạo là một trong 8 lĩnh vực cần được ưu tiên hàng đầu trong khai thác thực hiện chuyển đổi số. Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, “Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, chuyển đổi số là điều kiện tất yếu để xây dựng trường học thông minh trong thời đại 4.0. Cụ thể là phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hưởng ứng tinh thần đó, Cô giáo Nguyễn Thị Kiều, giáo viên nhà trường đã tham gia Diễn đàn E2 Việt Nam với sản phẩm “Xây dựng hệ thống chấm điểm tự động và áp dụng vào tổ chức kiểm tra trực tuyến môn Tin học” nhằm giao lưu, học hỏi, và cập nhật những thông tin mới nhất về công nghệ trong giáo dục trên thế giới dành cho các lãnh đạo giáo dục, các cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách CNTT trên toàn quốc và vinh dự lọt vào TOP 150 sản phẩm xuất sắc khu vực Bắc – Trung – Nam Diễn đàn Đổi mới sáng tạo Giáo dục trên nền tảng CNTT năm 2022-2023.

Sản phẩm “Xây dựng hệ thống chấm điểm tự động và áp dụng vào tổ chức kiểm tra trực tuyến môn Tin học” sẽ được trưng bày tại chương trình “Ngày hội trường học sáng tạo” vào ngày 18/3/2023 tại trường THPT Lê Quý Đôn, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai do Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục tổ chức.

Các hiệu quả của hệ thống:

  1. Việc chấm bài tự động về mặt hiệu quả kỹ thuật thì hết sức khách quan, nhanh chóng và chính xác, vì công việc này đều do máy tính đảm nhận và xử lý tự động, không phụ thuộc vào yếu tố con người (giáo viên chấm).
  2. Hệ thống rất hiệu quả trong việc tự động xử lý phát hiện học sinh đạo văn bài của nhau trong quá trình tổ chức kiểm tra, thi cử.
  3. Hệ thống tự động có thể truy cập vào hệ thống mọi lúc mọi nơi trên thế giới chỉ cần thiết bị có kết nối Internet.
  4. Giúp chuyển đổi tất cả tài liệu giấy sang số hóa tài liệu lưu trữ, xu hướng số hóa tài liệu lưu trữ ngày càng phổ biến vì độ an toàn, bảo mật, tiết kiệm kinh tế hơn so với lưu trữ bằng giấy.
  5. Giúp giảm bớt được thời gian chuẩn bị cuộc thi và chấm bài của giáo viên. Đây là công việc mà mỗi giáo viên đều phải trải qua và rất mất thời gian.
  6. Học sinh làm bài xong có thể biết ngay được kết quả làm bài của mình tạo hứng thú cho các em.
  7. Linh động và uyển chuyển: Học sinh có thể chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn dạng bài tập nào phù hợp với khả năng kiến thức của mình để tự ôn luyện, cũng như những dạng bài tập thuộc phần kiến thức mới muốn luyện tập với sự chỉ dẫn của giáo viên.
  8. Tạo được ngân hàng câu hỏi đa dạng sử dụng cho nhiều khoá sau, không mất công lưu giữ và soạn thảo lại.

Một số hình ảnh về kết quả bài kiểm tra đã triển khai thực hiện

Tác giả: Thầy Huỳnh Lê Minh – Hiệu trưởng nhà trường

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *